Làng Lai Xá được vinh danh là “Làng Nhiếp ảnh” trước hết là nhờ công của cụ Nguyễn Đình Khánh (1874 – 1946). 

Cụ Khánh Ký Ảnh do bà Oanh chi 2 cung cap

(Ảnh bên trái do ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ nhiệm làng nghề Nhiếp ảnh Lai Xá cung cấp - ảnh bên phải được lấy từ bà Phạm Kim Oanh chi 2)

Cụ Nguyễn Đình Khánh đã sớm tiếp cận với nghề ảnh năm 1890. Cụ mở hiệu ảnh đầu tiên ở phố Hàng Da, Hà Nội năm 1892. Từ năm 1920-1921, với tầm nhìn xa trông rộng cho dân làng cũng như cho công cuộc canh tân quê hương xứ sở, cụ đã truyền nghề ảnh cho hàng trăm dân làng Lai Xá một cách vô tư, để đi làm nghề ở mọi miền của đất nước kể cả nước ngoài.

Học nghề tinh thông, người Lai Xá mở hiệu ảnh ở khắp mọi miền đất nước như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Sơn Tây, Nam Định, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Mỹ Tho, Cà Mau  ….

Học trò của cụ Nguyễn Đình Khánh đến từ các họ: Nguyễn, Đinh, Hồ, Đỗ, Lê, Phí, Lương, Phạm …. Họ Phạm thật vinh dự có các học trò lớp đầu tiên và được coi như là học trò “cưng” của cụ Nguyễn Đình Khánh như: cụ Phạm Văn Giai, cụ Phạm Văn Cầm, cụ Phạm Gia Vĩnh, cụ Phạm Văn Uyển, cụ Pham Văn Tám, cụ Phạm Văn Tửu…..

Nhiều cụ khi làm nghề đã được đồng nghiệp vinh danh là những Nghệ nhân “Nhất Bắc Kỳ-Nhì Đông Dương”, “Bàn Tay Vàng”, “Ngọn Bút Thần”… qua cách chụp chân dung, qua tô màu, sửa ảnh, qua điều chỉnh công thức hóa chất, qua kỹ thuật buồng tối, buồng sáng…..

Các Nghệ nhân làm nghề rồi lại truyền nghề cho các anh em con cháu, các thế hệ kế tiếp. Nhiều gia đình các cụ đã có 3 đời làm nghề như: gia đình cụ Phạm Văn Giai, cụ Phạm Văn Cầm, cụ Phạm Ngọc Chương, cụ Phạm Văn Châu, cụ Phạm Gia Ngật, Phạm Gia Tiếu ….

Nghề chụp ảnh của các Nghệ nhân đã làm đẹp cho đời, đáp ứng thú vui “chơi ảnh” của nhiều người, nhiều thế hệ. Có khi chỉ lưu lại những “khoảnh khắc” của cuộc sống. Hiệu ảnh các cụ mở ra để làm nghề kiếm sống. Đó cũng là những cơ sở nuôi giấu cán bộ, hỗ trợ tài chính cho các sỹ phu, các nhà cách mạng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc từ trước 1945 và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống ngoại xâm của đất nước.

Các nghệ nhân của dòng họ đã đóng góp hữu ích cho Làng nghề Nhiếp ảnh Lai Xá và sự phát triển của Nhiếp ảnh Việt Nam ngay khi Nhiếp ảnh du nhập vào nước ta từ hơn 100 năm nay. Không những thế, nghề Nhiếp ảnh dòng họ và Làng Ta còn là cơ sở, là cầu nối vững chắc cho ngành Điện ảnh - bộ môn Nghệ thuật thứ Bảy ở nước ta suốt ngót 70 năm qua. Từ một nghề phụ, nghề chơi lúc nông nhàn, nghề ảnh ở Làng Ta đã có những lúc hưng thịnh thành nghề chính. Là sinh kế sung túc cho nhiều gia đình. Trở thành cái nôi của Nhiếp ảnh và Điện ảnh cả nước với những nghệ nhân – nghệ sỹ đạt đến trình độ thượng thừa cả về kỹ thuật và nghệ thuật được giới chuyên môn đánh giá cao về mọi mặt. Một số đã trở thành những phóng viên, nhà báo, nhà quay phim và đạo diễn phim với những tác phẩm gây được tiếng vang cả ở trong nước và quốc tế.

                                                                         ----------------------

 CÁC NGHỆ NHÂN LÀ CON CHÁU CỦA HỌ PHẠM THÔN LAI XÁ ĐÃ VÀ ĐANG LÀM NGHỀ NHIẾP ẢNH

Dưới đây là các nghệ nhân nhiếp ảnh là con, cháu của cụ Tổ họ Phạm thuộc các đời 8, 9, 10 đã và đang làm nghề ảnh:

Cụ Phạm Văn Uyển (1912 - 1991) - Chi 2

Cụ Phạm Văn Uyển

 

Cụ Phạm Văn Uyển

 

Cụ Phạm Văn Uyển đã sớm học nghề ảnh và làm ảnh từ năm 1924 đến năm 1988 tại Hiệu ảnh nổi tiếng Phúc Lai, Hải Phòng và Hanoi Central Photo ở 22 Tràng Thi, Hà Nội. Sau 1954 cụ làm ở Hiệu ảnh Quốc Tế 11 Hàng Khay, Hà Nội - thuộc Công ty Mỹ thuật và Nhiếp ảnh – Sở Văn hoá Hà Nội. Từ 1970 đến 1988: cụ đảm nhiệm việc chấm sửa ảnh (Buồng sáng) tại Phòng ảnh Báo TC Hậu cần QĐNDVN ở 18 Cửa Đông, Hà Nội. Cụ nổi tiếng trong chụp ảnh chân dung và chấm sửa ảnh (Buồng sáng)

Ngay từ trước 1954 (thập niên 1930-1940-1950) cụ Phạm Văn Uyển đã được đồng nghiệp trong làng nghề nhiếp ảnh thôn Lai Xá suy tôn là “Nhất Bắc Kỳ Nhì Đông Dương”. Cụ đã có hơn 60 năm liên tục làm nghề ảnh.

Cụ Phạm Văn Hùng (sinh 1952) - Chi 2

Cụ Phạm Văn Hùng, chi 2 Cụ Phạm Văn Hùng, chi 2

Cụ làm nghề ảnh từ năm 1969 đến năm 2021 tại số nhà 22 phố Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cụ chuyên chụp ảnh, quay video các loại, dựng phim, tạo kỹ sảo chất lượng cao.

Cụ Phạm Văn Tửu (1914 - 1995) - Chi 2

Cụ Phạm Văn Tửu, chi 2

Cụ Phạm Văn Tửu đã sớm tiếp cận với nghề ảnh. Năm 1925 cụ đã vào Sài Gòn và là học trò của cụ Nguyễn Đình Khánh (cụ Khánh Ký) từ 1925 đến 1927. Từ năm 1928 sau khi học nghề, cụ trở về Hà Nội làm ảnh, sau đó xuống làm ảnh ở Hải Phòng. Khoảng năm 1960 cụ trở về Hà Nội làm ở Nhiếp ảnh Phương Đông cho đến lúc trở về già. Cụ là nghệ nhân được đồng nghiệp rất trân trọng về tài năng chấm, sửa phim và ảnh.

Cụ Phạm Ngọc Chương (1918 - 2001) - Chi 2

Cụ Phạm Ngọc Chương, chi 2

Cụ Phạm Ngọc Chương, chi 2

 

Cụ Phạm Ngọc Chương, chi 2
Cụ Phạm Ngọc Chương, chi 2

 

Cụ Phạm Ngọc Chương, chi 2

  

Cụ Phạm Ngọc Chương, chi 2

 

Cụ đã sớm học nghề ảnh ở Nam Định từ năm 1931. Sau khi học nghề ảnh, cụ làm thợ cho các hiệu ảnh của người Pháp ở Sài Gòn. Cụ làm ảnh từ năm 1955 đến năm 1980 tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định , Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Sau năm 1980 các con, cháu của cụ tiếp tục làm ảnh tại cửa hàng của cụ. Cụ chuyên chụp ảnh, rọi ảnh, phục hồi ảnh cũ.

Ông Phạm Ngọc Chú (sinh 1944) - Chi 2

Ông Phạm Ngọc Chú làm ảnh từ năm 1957 đến nay (2022) tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ông được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao khả năng chụp và rọi ảnh.

Bà Phạm Thị Kim Vinh (sinh 1949) - Chi 2

Bà làm ảnh từ năm 1968 đến năm 1981 tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Bà chuyên chụp ảnh, rọi ảnh.

Ông Phạm Ngọc Yên (sinh 1954) - Chi 2

Ông Phạm Ngọc Yên làm ảnh từ năm 1975 đến năm 2012 tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ông chuyên chụp ảnh, rọi ảnh và quay video chất lượng cao.

Ông Phạm Ngọc Bình (sinh 1957) - Chi 2

Ông Phạm Ngọc Bình làm ảnh từ năm 1975 đến năm 1990 tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ông chuyên chụp ảnh, rọi ảnh và quay video.

Ông Phạm Ngọc Quát (sinh 1959) - Chi 2

Ông Phạm Ngọc Quát làm ảnh từ năm 1977 đến năm 2010 tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Ông chuyên chụp ảnh và rọi ảnh.

Bà Phạm Kim Oanh (sinh 1966) - Chi 2

Bà Phạm Kim Oanh làm ảnh từ năm 1984 đến nay (2022) tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Bà chuyên chụp ảnh, rọi ảnh và phục hồi ảnh cũ.

Anh Phạm Phương Đông (sinh 1991) - Chi 2

Anh Phạm Phương Đông làm ảnh từ năm 2010 đến nay (2022) tại số nhà 20b, phố Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Anh chuyên chụp ảnh, xử lý ảnh kỹ thuật số.

Cụ Phạm Như Tuế (1929 - 2015) - Chi 2

Cụ Phạm Như Tuế
Cụ Phạm Như Tuế
Cụ Phạm Như Tuế

 

Trước năm 1954, cụ Phạm Như Tuế lập nghiệp mở hiệu ảnh Thời Đại tại số nhà 269 Phố Huế, sau đó là Hiệu ảnh Thăng Long tại 43 Phố Đồng Khánh (sau đổi là phố Hàng Bài), Hà Nội.

Từ năm 1956 đến năm 1961: cụ mở hiệu ảnh “Á Châu Ảnh viện” tại 21 Phố Hàng Bài, Hà Nội.

Từ năm 1963 tới khi nghỉ hưu năm 1997, cụ làm ảnh tại Hợp tác xã Nhiếp ảnh cao cấp Phương Đông, là cửa hàng Trưởng tại các cửa hàng ảnh của Hợp tác xã tại phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Gai, Hàng Bông…

Cụ Phạm Như Tuế đã đạt được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi ảnh nghệ thuật trong nước và quốc tế ( Giải ảnh nghệ thuật do Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức, giải thi ảnh quốc tế tại các nước XHCN trước đây như của Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc...).  Vợ cụ Phạm Như Tuế là cụ Nguyễn Thị Chiêu Vân cũng làm ảnh tại HTX Phương Đông đã được VTV3 đưa vào bộ phim tài liệu về làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá quay năm 2001 và phát nhiều lần trên VTV3. 

Cụ Phạm Gia Kinh (1922 – 1995) - Chi 2

Chi 2 - Cu Pham Gia Kinh

Cụ Phạm Gia Kinh mở cửa hàng và làm ảnh từ năm 1949 đến năm 1995 tại số nhà 165, TDP Phố Săn - Thị trấn Liên Quan - Thạch Thất - Hà Nội. Cụ là người đầu tiên khởi nghiệp nghề nhiếp ảnh tại huyện Thạch Thất. Cụ phục vụ nhân dân và truyền đạt những kinh nghiệm cho đồng nghiệp tận tình. Ảnh cụ chụp chất lượng hình ảnh và độ bền cao.

Cụ Phạm Gia Lễ (1935 - 2019) - Chi 2

Cụ Phạm Gia Lễ, chi 2

 

Cụ Phạm Gia Lễ, chi 2

Cụ Phạm Gia Lễ làm nghề ảnh từ năm 1955 đến 1995 tại số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Từ năm 1960, cụ tham gia làm ảnh cùng bạn bè ở các hiệu ảnh tại Hà Nội.

Cụ Phạm GIa Thư (1932 - 2010) - Chi 2

Cụ Phạm Gia Thư, chi 2

Tháng 6/1954 cụ Phạm Gia Thư công tác tại chi nhánh điện ảnh liên khu 3-4. Tháng 10/1954 cụ chuyển sang công tác tại cơ quan Thông tấn xã Việt Nam, làm cán bộ xí nghiệp ảnh 1 thuộc TTX cho đến khi nghỉ hưu.

Cụ Phạm Gia Thư làm ảnh từ năm 1954 đến năm 1992 tại cơ quan: Thông tấn Việt Nam, số 18 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm. Hà Nội. Cụ tham gia làm ảnh và đào tạo nghề ảnh cho nhiều thế hệ trẻ tại cơ quan TTXVN.

Ông Phạm Huy Minh (27/02/1965) - Chi 2

Ông Phạm Minh Huy, chi 2


Ông làm nghề ảnh từ năm 1987 đến nay tại số 5. phố Lý Thường Kiệt Q Hoàn Kiếm Hà Nội, cơ quan Thông tấn xã Việt Nam4. Ông chuyên in phóng, chấm sửa phục chế ảnh. Từ năm 1987 đến 1988 ông công tác tại xí nghiệp ảnh 1 TTXVN 18 Trần Hưng Đạo HN. Năm 1989 là người đầu tiên được cơ quan cử vào tỉnh Nghệ An làm ảnh mầu thủ công in, phóng ảnh mầu khổ lớn tại phân xã Nghệ An trong 2 năm 1989-1991. Năm 1992 - 1993 chụp ảnh và làm ảnh tại tỉnh Quảng Ninh. Năm 1994-2005 về công tác làm in, phóng ảnh mầu thủ công và chụp ảnh tại Trung tâm ảnh TTXVN 18 Trần Hưng Đạo Q Hoàn Kiếm HN. Năm 2006-2009 làm in phóng chấm sửa phục chế ảnh kỹ thuật số trên hệ thống  máy Mililap và máy tính tại phòng Láp Trung tâm ảnh TTXVN. Từ 2010 đến nay làm kỹ thuật chỉnh sửa, phục hồi và lưu số hóa hàng vạn bức ảnh  hoạt động của Bác Hồ và những ảnh tư liệu lịch sử của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc Hội, ảnh tư liệu quý về chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, thời kỳ xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới … tại phòng Tư liệu kho tư liệu Quốc gia Ban biên tập ảnh TTXVN số 5 Lý Thường Kiệt Q Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Cụ Phạm Văn Cầm (1908 - 1986) - Chi 2

Cụ Phạm Văn Cầm, chi 2

 

Cụ Phạm Văn Cầm, chi 2
Cụ Phạm Văn Cầm, chi 2

 

Cụ Phạm Văn Cầm, chi 2

Cụ Phạm Văn Cầm làm ảnh từ năm 1924 đến năm 1949 tại Hải phòng và hiệu ảnh Thủ đô ở 40 Hàng Bông Hà nội. Từ năm 1949 đến năm 1960 cụ làm tại hiệu ảnh Mỹ Lai số 38 Hàng Lọng sau đổi số nhà thành 58 Nam bộ rồi Lê Duẩn, Hà nội. Từ năm 1960 đến lúc nghỉ hưu, cụ làm tại Hợp tác xã nhiếp ảnh Phương Đông.

Cụ Phạm Đăng Hưng (1933-5/9/2023) - Chi 2

Cụ Phạm Đăng Hưng, chi 2
Cụ Phạm Đăng Hưng, chi 2

 

Cụ Phạm Đăng Hưng, chi 2

 

Cụ Phạm Đăng Hưng, chi 2

Từ năm 1948 đến năm 1949 cụ Phạm Đăng Hưng học nghề và làm việc tại hiệu ảnh Thủ đô ở 40 Hàng Bông Hà nội. Từ năm 1949 đến năm 1960 cụ làm tại hiệu ảnh Mỹ Lai số 38 Hàng lọng sau đổi số nhà thành 58 phố Nam Bộ rồi Lê Duẩn, Hà nội. Từ năm 1960 đến lúc nghỉ hưu cụ làm tại Hợp tác xã nhiếp ảnh Phương Đông. Cụ được đồng nghiệp tôn vinh ở tài năng sửa ảnh. Cụ được nhận danh hiệu "Nghệ nhân làng nghề Việt nam"

 

Cụ Phạm Đăng Hưng, chi 2

Ông Phạm Đăng Giáp (sinh năm 1969) - Chi 2

Ông Phạm Đăng Giáp - Chi 2

Ông Phạm Đăng Giáp làm ảnh từ năm 1988 đến năm 2012. Ông học nghề và làm ảnh tại nhà riêng số 58, Lê Duẩn và 371 phố Kim mã. Ông được đồng nghiệp đánh giá cao trong việc sửa ảnh.

C Phạm Văn Bối (1924 – 2007) - Chi 4

Chi 4 - Cu Pham Van Boi

Cụ Phạm Văn Bối làm nghề ảnh từ năm 1944 đến 1955 tại số 104 Hàng Bột, Hà Nội. Từ năm 1955 đến 1961, cụ lên Lạng Sơn làm nghề ảnh tại Hợp tác xã Nhiếp ảnh Lạng Sơn.

C Phạm Văn Lợi (sinh 1930) - Chi 4

Chi 4 - Cu Pham Van Loi

Cụ Phạm Văn Lợi làm nghề ảnh từ năm 1944 đến 1955 tại số 104 Hàng Bột, Hà Nội. Từ năm 1955 đến 1961, cụ lên Lạng Sơn làm nghề ảnh tại Hợp tác xã Nhiếp ảnh Lạng Sơn.

C Phạm Văn Hoa (1940 – 26/6/2017- Chi 4

Chi 4 - Cu Pham Van Hoa

                            

                                Cụ Phạm Văn Hoa làm nghề ảnh từ năm 1961 đến1995 tại Hợp tác xã Nhiếp ảnh Lạng Sơn.

Cụ Phạm Văn Châu (1910 – 1977) - Chi 5

 

Chi 5 - Cu PHam Van Chau

 

Chi 5 - Cu Pham Van Chau 2


Cụ Phạm Văn Châu mở hiệu ảnh An Kỳ làm ảnh từ năm 1928 đến năm 1960 tại số nhà 16, phố Lê Lợi, Hà Đông Hà Nội.

Cụ chuyên chụp ảnh và in phóng ảnh đen trắng. Cửa hàng của cụ là cửa hàng ảnh đầu tiên ở thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây. Cụ đã đầu tư những máy ảnh rất tốt (có máy chụp ảnh giá trị bằng 1 căn nhà mặt phố thời đó) và hệ thống buồng tối rất hoàn chỉnh.

Cụ Phạm Văn Lâm (1931 – 2019) - Chi 5

Chi 5 - Cu Pham Van Lam

Cụ Phạm Văn Lâm làm ảnh từ nhỏ đến năm 1981 tại số nhà16, Lê Lợi là cửa hàng ảnh An Ký sau là quốc doanh Nhiếp ảnh Hà Tây. Từ năm 1981 đến năm 2003 cụ làm tại cửa hàng ảnh Lâm số 4 Lê Lợi Hà Đông. Cụ là người thợ chụp ảnh có tay nghề cao và làm in phóng ảnh mầu.

Cụ là người chụp ảnh đã đạt đến bậc cao nhất của nghề ảnh và đã có bức ảnh đạt giải ba của triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Tây. Có thời kỳ Quốc doanh Nhiếp ảnh mở lớp đào tạo thợ ảnh, cụ đã tham gia giảng dạy cho lớp học nghề của Quốc doanh Nhiếp ảnh. Thời kỳ chuyển sang làm ảnh mầu, cụ đã tìm hiểu, nghiên cứu và làm thành công việc in phóng ảnh mầu và là 1 trong những cơ sở làm ảnh mầu đầu tiên của thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Sơn Bình.

Bà Phạm Vân Thúy (sinh 1956) - Chi 5

Chi 5 - Ba Pham Van Thuy

Bà Phạm Vân Thúy làm ảnh từ năm 1974 đến năm 1994 làm tại Quốc doanh Nhiếp ảnh Hà Tây. Khi về hưu bà tiếp tục làm ảnh tại cửa hàng ảnh của gia đình. Bà chuyên chụp ảnh, in và phóng ảnh. Bà là người thông minh, chịu khó học hỏi lại sống trong gia đình có truyền thống làm ảnh nên bà có tay nghề cao được nhân dân trong vùng mời đến chụp ảnh những sự kiện quan trọng như hội nghị, tiệc cưới...

Ông Phạm Duy Thanh (sinh 1958) - Chi 5

Chi 5 - Ong Pham Duy Thanh

Ông Phạm Duy Thanh làm ảnh từ năm 1976 đến năm 2003. Ông chuyên in, phóng và chụp ảnh.

Mặc dù đã là kỹ sư điện, nhưng vì sinh ra trong gia đình có truyền thống làm ảnh nên đến thời kỳ chuyển sang làm ảnh mầu, ông đã cùng gia đình làm thành công in phóng ảnh mầu thủ công đầu tiên tại Hà Đông, Hà Tây. Cùng sự phát triển của nghề ảnh, ông cùng bạn bè đồng nghiệp đầu tư hệ thống in phóng ảnh Minilab ở Hải Dương và Thanh Hóa. Tiếp tục đà phát triển, ông đã cùng bạn bè đưa máy Minilab sang Ukraina và là 1 trong những máy phóng ảnh kỹ thuật số đầu tiên tại thủ đô Kiev.

Ông là người vận hành và lập trình máy nên ông luôn giữ được chất lượng ảnh mầu tốt, lại là công nghệ mới nên thu hút được rất nhiều khách hàng đến in phóng ảnh. Ông là người con của làng nghề truyền thống ảnh Lai Xá anh rất tâm huyết với nghề ảnh nên đã làm chủ những kỹ thuật in phóng ảnh mầu thủ công cho tới những kỹ thuật hiện đại của dây chuyền phóng ảnh mầu tự động.

Cụ Phạm Văn Hiểu (1914 – 1999) - Chi 2

Chi 2 - Cu Pham Van Hieu

 

Chi 2 - Cu Pham Van Hieu

 

      
Cụ Phạm Văn Hiểu làm ảnh từ năm 1931 đến năm 1999 tại số nhà 4 phố Lai Xá và Công ty Nhiếp ảnh, Hà Nội. Cụ chuyên về kỹ thuật buồng tối / in và phóng ảnh gia công.

Cụ Phạm Văn Hiểu mở cửa hàng Nhiếp ảnh đầu tiên ở Hà Đông năm 1931, sau đó cụ mở tiếp cửa hàng ở Hà Nội.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cụ gia nhập quân đội và làm nhiếp ảnh tại Trường sỹ quan lục quân Việt nam ở Trung Quốc. Khi phục viên cụ về làm tại Công ty Nhiếp ảnh Hà nội đến lúc nghỉ hưu. Cụ tiếp tục làm ảnh tại số nhà 4, phố Lai Xá và truyền lại nghề cho, con cháu.

Cụ Phạm Ngọc Phúc (sinh 1961) - Chi 2

Chi 2 - Cu Pham Ngoc Phuc

 

Cụ Phạm Ngọc Phúc làm ảnh từ năm 1978 tới nay (2022) tại số nhà 55, phố Lai Xá.  Cụ chuyên chụp hình lưu niệm và nghệ thuật. Cụ là phó ban Làng nghề truyền thống Nhiếp ảnh Lai Xá.

Ông Phạm Ngọc Long (sinh 1988) - Chi 2

Chi 2 - Ong Pham Ngoc Long


Ông Phạm Ngọc Long làm ảnh từ năm 2006 tới nay (2022) tại số nhà 55, phố Lai Xá. Ông chuyên chụp ảnh chân dung.

Cụ Phạm Văn Long (1936 – 2017) - Chi 1

Chi 1 - Cu Pham Van Long

Cụ Phạm Văn Long học việc về nghề ảnh từ năm 1951 đến năm 1953 tại số nhà 40, phố Hàng Bông, Hà Nội. Từ năm 1954 đến năm 1992 cụ làm nhân viên – cửa hàng phó – giáo viên dạy nghề - nghỉ hưu - tại Công ty Nhiếp ảnh Hà Nội thuộc Sở Văn hóa Hà Nội.

Lúc sinh thời, cụ luôn được đồng nghiệp, khách hàng, học sinh yêu quý, kính trọng bởi tính tình cởi mở, hòa đồng, thân thiện. Cụ có tay nghề cao, tận tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh góp phần đào tạo ra các thế hệ người làm nghề ảnh có kỹ thuật và lòng yêu nghề.  Có những học sinh của cụ sau này thành công, đảm đương, nắm giữ chức vụ quản lý các cửa hàng của Công ty Nhiếp ảnh Hà Nội. Có thể nói cụ là một trong những cây đa cây đề trong nghề của Công ty Nhiếp ảnh Hà Nội.

Là Thầy giáo dạy nghề, cụ giỏi đều các nghiệp vụ của nghề ảnh truyền thống như: chụp ảnh, tráng phim, sấy phim, sửa phim, in phóng ảnh, sấy ảnh, sửa ảnh, tô màu (thời kỳ ảnh truyền thống trước chưa có ảnh màu nên muốn có một tấm ảnh màu người làm nghề phải có kỹ thuật pha mầu, tô màu lên bức ảnh đen trắng). Đối với đồng nghiệp và học sinh, mảng sửa phim, sửa ảnh là kỹ thuật khó của nghề. 

Xét năng lực, trình độ chuyên môn của cụ, lãnh đạo Công ty đã sắp xếp cụ đảm nhiệm chính trong lĩnh vực này. Tấm ảnh khi hoàn thiện có đẹp, “có hồn”, khắc phục được những khuyết điểm hay làm tôn lên vẻ đẹp sẵn có của người được chụp là ở khâu kỹ thuật này. Từ việc phải bẻ kính làm sao cho đầu kính phải sắc cực mảnh dùng để cạo được các vết cần sửa bỏ đi của tấm ảnh đến việc tư thế tay và cách sử dụng miếng kính khi sửa ảnh sao cho không để thủng rách bề mặt ảnh cũng như dùng bút lông pha màu chỉnh sửa, tạo khối. Qua bàn tay cụ chỉnh sửa, cụ đã để lại không biết bao tấm ảnh đẹp, ưng ý cho khách hàng, học sinh nể phục.  Do vậy cụ được đánh giá cao ở lĩnh vực sửa phim, ảnh đen trắng trong nghề ảnh truyền thống.

Cụ Phạm Gia Vĩnh (1902 – 1965) - Chi 2

cu Vinh

 

Cụ Phạm Gia Vĩnh làm ảnh cùng bố mẹ từ lúc còn 15 tuổi.  Năm 1954 cụ đi tản cư lên Thái Nguyên. Từ năm 1955 đến 1965 cụ trở về làm ảnh tại Thanh Ba, Phú Thọ.

Cụ truyền lại nghề ảnh cho con gái là cụ Phạm Thị Cận. Năm 60 tuổi, cụ Cận truyền nghề ảnh cho con trai là ông Trần Tuấn Khải, ông Khải hiện đang làm ảnh tại Sơn Tây, Hà Nội.

Cụ Phạm Gia Vĩnh cũng truyền nghề ảnh cho con gái thứ là cụ Phạm Thị Giới. Cụ Giới lúc tuổi già lại truyền nghề cho con gái là bà Hoàng Thị Lan. Bà Lan hiện đang làm ảnh tại thị xã Vũ Én, Thanh Ba, Phú Thọ.

Cụ Phạm Gia Ngật (1909 - 1990) - Chi 2

Chi 2 - Cu Pham Gia Ngat Chi 2 - Cu Pham Gia Ngat

Cụ Phạm Gia Ngật làm ảnh ở hiệu ảnh Phúc Lai, Hà Nội từ năm 1925. Năm 1946 cụ đi kháng chiến chống Pháp và ra vùng tự do - lên làm ảnh ở xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc. Năm 1947 cụ mở hiệu ảnh ở phố Đức Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Năm 1948 cụ đi tản cư và mở hiệu ảnh tại xã Vạn Thắng, Phú Bình, Thái Nguyên. Năm 1949 cụ về mở hiệu ảnh ở phố Tiến Thắng, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc) để phục vụ các cơ quan đoàn thể, nhà nước và nhân dân, chụp ảnh lưu niệm cho bộ đội ra trận chống Mỹ.

Cụ Phạm Gia Ngật tham gia cách mạng. Năm 1945 cụ tham gia cùng đoàn thể đi phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo. Năm 1949 cụ tham gia dân quân du kích Thái Nguyên, chụp ảnh phục vụ anh chị em xưởng dệt cửi quân trang và học sinh trường cấp 3 Hàn Thuyên, (phố Quyên)

Ông Phạm Gia Địch (sinh 1945) - Chi 2       

Chi 2 - Ong Pham Gia Dich

Ông Phạm Gia Địch làm ảnh từ năm 1960 đến năm 2015 tại số nhà 119 phố Tiến Thắng, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Hà Bắc.

Ông Phạm Gia Quý (sinh 1947) - chua co anh - Chi 2             

Ông Phạm Gia Quý làm ảnh từ năm 1960 đến năm 2015 tại số nhà 119 phố Tiến Thắng, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Hà Bắc.

Anh Phạm Thăng Long (sinh 1974) - chua co anh - Chi 2

Anh Phạm Thăng Long làm ảnh từ năm 1990 đến nay (2022) tại số nhà 79 phố Tiến Thắng, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Cụ Phạm Văn Giai (1890 - 1946) - Chi 2

Chi 2 - Cu Pham Van Giai

Cụ Phạm Văn Giai làm ảnh từ năm 1918 đến năm 1946 ở Nam Định, hiệu ảnh Khánh Ký, Sài Gòn và Hà Nội. Cụ là nghệ nhân buồng tối.

Cụ Phạm Văn Nên (sinh 1928) - Chi 2

Chi 2 - Cu Pham Van Nen

 

Cụ Phạm Văn Nên làm ảnh từ năm 1944 đến năm 1995 tại hiệu ảnh Phúc Lai, Hải Phòng, Vĩnh Yên và số 538 Bạch Mai, Hà Nội, hợp tác xã Nhiếp ảnh Nắng Xuân. Cụ rất yêu nghề ảnh và cả đời tận tâm với nghề.

 Ông Phạm Văn Thịnh (Vĩnh) (1948 - 1998) - Chi 2

Chi 2 - Ong Pham Van Thinh

Ông Phạm Văn Thịnh làm ảnh từ năm 1963 đến1967. Từ năm 1967 đến 1973, ông tham gia quân ngũ. Từ 1973 đến 1998 phục viên trở về ông làm ảnh tại hiệu ảnh của gia đình phố Bạch Mai, Hà Nội.

Bà Phạm Thị Đức (sinh 1954) - Chi 2

Chi 2 - Ba Pham THi Duc

Bà Phạm Thị Đức làm ảnh từ năm 2005 đến nay (2022) tại hiệu ảnh của gia đình tại phố Bạch Mai, Hà Nội. Bà chuyên chụp ảnh cho các sự kiện, hội nghị.

Anh Phạm Anh Tuấn (sinh 1981) - Chi 2   

Chi 2 - Anh Pham Anh Tuan

Anh Phạm Anh Tuấn làm ảnh từ năm 2015 tới nay tại hiệu ảnh của gia đình ở phố Bạch Mai, Hà Nội. Anh chuyên chụp ảnh cho các sự kiện, hội nghị.

Chị Phạm Thị Thanh Huyền (sinh 1980) - Chi 2

Chi 2 - Chi Pham Thi THanh Huyen


Chị Phạm Thị Thanh Huyền làm ảnh từ năm 2015 đến nay (2022) tại hiệu ảnh gia đình ở phố Bạch Mai, Hà Nội. Chị chuyên chụp ảnh cho các sự kiện, hội nghị.

Ông Phạm Văn Yên (sinh 1951) - Chi 2

Chi 2 - Ong PHam Van Yen

Ông Phạm Văn Yên làm ảnh từ năm 1976 đến năm 2011. Ông công tác tại cơ quan báo Tiền Phong số 15, Hồ Xuân Hương, Hà Nội. Ông đã trưởng thành từ phóng viên lên giữ chức trưởng phòng ảnh của báo Tiền Phong rồi nghỉ hưu.

Ông Phạm Văn Toàn (1954 - 2014) - chua co anh - Chi 2

Ông Phạm Văn Toàn làm ảnh từ năm 1970 đến năm 2000 tại hợp tác xã Nhiếp ảnh Nắng Xuân, báo Hậu cần và hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2014 ông công tác tại đài Truyền hình Việt Nam và đài VTC.

Ông Phạm Văn Quỳnh (1962 - 1993) - Chi 2

Chi 2 - Ong Pham Van Quynh

Ông Phạm Văn Quỳnh làm ảnh tại cửa hàng của gia đình tại số 538 phố Bạch Mai, Hà Nội. Ông thường kết hợp đi chụp ảnh dạo quanh Hà Nội cho khách hàng.

Cụ Phạm Văn Thành (1932 – 2019) – Chi 2

Cu Thanh

 

Cu Thanh

 

Cụ Phạm Văn Thành làm ảnh từ năm 1950 đến năm 1960 tại số 58 phố Hàng Lọng, Cửa Nam, Hà Nội. Từ năm 1960 đến năm 1967, cụ làm tại Hợp tác xã Nhiếp ảnh Phương Đông, Hà Nội. Từ năm 1968 đến khi nghỉ hưu (năm 1992), cụ công tác tại Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam.

Cụ Phạm Văn Thành còn là phóng viên và được hội NSNA Việt Nam vinh danh là Nghệ sỹ Nhiếp ảnh. Cụ được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trao tặng bằng chứng nhận “Danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam” ngày 19 tháng 5 năm 2011.

Cụ là một trong những người khởi sướng và đóng góp nhiều công sức trong việc đưa làng Lai Xá trở thành Làng Nghề Nhiếp ảnh truyền thống như ngày nay.                                                         

Cụ Phạm Xuân Lâm (sinh 1952) - Chi 2

Chi 2 - cu Pham Xuan Lam

Cụ Phạm Xuân Lâm sinh sống tại Bến Tre. Cụ học nghề ảnh tại tiệm ảnh của cụ Đinh Bá Trung ở số 70 Hùng Vương, Tỉnh Bến Tre, khi 14 tuổi. Sau khi học việc cụ làm thợ cho tiệm hình Đinh Bá Trung đến năm 1980. (Cụ Trung là người Lai Xá sinh sống tại Bến Tre)

Năm 1990-1991 cụ Lâm làm việc cho tiệm hình Ngọc Chương ở 20B Trần Quang Khải, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. Năm 1992 cụ trở về sinh sống ở Bến Tre.

Cụ Phạm Văn Tám (1915 - 1981) – Chi 2

Cụ Phạm Văn Tám sinh ra tại làng Lai Xá. Cụ sớm được tiếp cận với nghề Nhiếp ảnh. Năm 1927 cụ Tám xuống giúp việc và học nghề ở hiệu ảnh Phúc Lai, Hải Phòng. Khi thành nghề, cụ Tám làm thợ chính của tiệm Phúc Lai đến năm 1950 cụ mở tiệm ảnh Tân Lai ở phố Cầu Đất, Hải Phòng. Năm 1960 cụ Tám vào HTX nhiếp ảnh Hải Phòng và làm đến lúc nghỉ hưu.

1 2

Lai Xá ngày 24 tháng 5 năm 2022

Quyền trưởng nam: Phạm Anh Tuấn