Lời tri ân các thương binh, bệnh binh, các anh hùng liệt sỹ!

Đất nước chúng ta đã trải qua cả một chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước.

Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, chúng ta đã phải đánh giặc Man (giặc mũi đỏ). Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, chúng ta đánh giặc Ân. Thế kỷ thứ 2 (năm 179) trước công nguyên, đánh giặc Tần từ phương Bắc. Từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến năm 938 là thời kỳ Bắc thuộc có nhiều cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 đến 42). Cuộc khởi nghĩa của Lý Bý và thành lập nước Vạn Xuân độc lập (năm 542 đến năm 544). Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (năm 905). Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (năm 938) chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.

Bach dang

Ảnh (sưu tầm) Cọc gỗ trong trận chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938 còn lưu giữ tại Bảo tàng của khu di tích Tràng Kênh.

Thế kỷ 10 chúng ta có cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Tống của Lê Hoàn (năm 981). Cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt (từ 1075 đến 1077). Thế kỷ 13 có 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (lần 1 năm 1258, lần 2 năm 1285, lần 3 năm 1287-1288). Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (từ năm 1418 đến 1427). Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (Thái Lan) năm 1785. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ năm 1789 (vua Quang Trung).

Ngoc hoi

Ảnh (sưu tầm) Minh họa trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789

Thực dân Pháp vào Việt Nam lần đầu tiên ngày 1 tháng 9 năm 1858 và đô hộ Việt Nam. Cuộc kháng chiến của nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ chống lại sự xâm lược của quân Pháp (lúc đó miền Nam có 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Từ cuối thế kỷ 19 (năm 1867) thực dân Pháp đô hộ 6 tỉnh Nam Kỳ rồi dần dần đưa quân ra Bắc Kỳ để đánh chiếm Bắc Kỳ, thống trị Bắc Kỳ từ 1873 đến tháng 3 năm 1945.

Phát xít Nhật đến Việt Nam ngày 22 tháng 9 năm 1940. Khi Nhật đủ mạnh đã hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Nhật đảo chính Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 và làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ, ….Toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Nạn đói năm 1945

Ảnh (sưu tầm) Trẻ em trong nạn đói tại Việt Nam 1944–1945.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945 Pháp nổ súng xâm lược lại Nam Kỳ mở đầu cuộc xâm lược lần thứ 2 của Pháp ở Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954.

Điện Biên Phủ

Ảnh (sưu tầm) Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc trung tâm phòng ngự của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ năm 1954

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta bắt đầu từ năm 1954 và kết thúc hoàn toàn ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Giai phong 1975

Ảnh (sưu tầm) Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.

Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam từ năm 1977 và kết thúc năm 1979.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ 17 tháng 2 năm 1979 đến 1989 mới kết thúc hoàn toàn. Năm 1991 mối quan hệ Việt – Trung mới chính thức bình thường hóa trở lại.

Các cuộc chiến tranh qua đi, đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề với sự tàn phá quê hương và cướp đi bao người con dân Việt.

Trong các cuộc kháng chiến, họ Phạm thôn Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội đã tiễn bao người con lên đường tham gia các cuộc kháng chiến cứu nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong vô vàn người con đó, có anh đã ngã xuống tại quê hương như liệt sỹ: Phạm Văn Thích. Có anh hy sinh ngay tại xóm 4 thôn Lai Xá khi chống trả cuộc càn quét của quân Pháp khi chúng về làng như liệt sỹ: Phạm Như Xuất, Phạm Như Giáp. Có anh đã anh dũng hy sinh tại chiến trường như liệt sỹ: Phạm Văn Lợi, Phạm Văn Thịnh, Phạm Gia Kim, Phạm Văn Khung, Phạm Uy, Phạm Văn Quang, Phạm Trí Oai, Phạm Văn Thực. Có anh đã hy sinh khi đang đi làm nhiệm vụ như liệt sỹ Phạm Gia Phúc. Có anh đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ đặc biệt tại nước ngoài như liệt sỹ Phạm Đình Quán.

Có anh đã để lại xương máu nơi chiến trường mãi mãi như liệt sỹ: Phạm Văn Đốm. Anh đã anh dũng hy sinh tại khu vực sông Thạch Hãn, địa phận tỉnh Quảng Trị ngày 28 tháng 8 năm 1972. Liệt sỹ Phạm Ngọc Minh hy sinh tại Quảng Trị năm 1968. Gia đình vẫn mong mỏi từng ngày được đón hài cốt các anh về với quê hương, gia đình và người thân.

Đất nước được thanh bình như ngày nay, cũng là nhờ cuộc đấu tranh bền bỉ bảo vệ tổ quốc của cả dân tộc trong mấy ngàn năm. Nhiều người con Phạm Tộc thôn Lai Xá đã tham gia các cuộc chiến tranh và đã anh dũng hy sinh. Dòng họ, gia đình luôn ghi nhớ các anh.

Khi làng xóm, quê hương bị quân Pháp càn quét, cuộc sống của ông bà, cha mẹ bị đe dọa, ruộng nương bị cướp phá, mồ mả tổ tiên bị giày xéo, các anh đã đứng lên bảo vệ.

Khi đất nước bị chia cắt hai miền, theo tiếng gọi của quê hương, các anh sẵn sàng lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu khắp các chiến trường, trận địa và đã giành chiến thắng như: Chiến thắng Ấp Bắc năm 1963 ở Mỹ Tho, chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi tháng 8 năm 1965, cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, cuộc chiến đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 791” của Mỹ (chiến thắng đường 9 Nam Lào tháng 3 năm 1971), cuộc tiến công chiến lược tháng 6 năm 1972 (Mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị), chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” từ ngày 18 đến hết 30 tháng 12 năm 1972 (bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 chiếc B52, bắt sống được 43 phi công Mỹ), cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với 3 chiến dịch lớn: 1. Chiến dịch Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột từ ngày 04 đến 24 tháng 3 năm 1975. 2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng từ ngày 21 đến 29 tháng 3 năm 1975. 3. Chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 26 đến 30 tháng 4 năm 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.

Các anh lên đường chiến đấu cho độc lập tự do của tổ quốc khi tuổi đời mới mười chín, đôi mươi, gạt sang một bên cuộc sống riêng tư, bố mẹ, gia đình, xa rời trang sách nhà trường còn dang dở …. Sự hy sinh này thật không giấy bút nào tả hết được. Thấu hiểu những hy sinh lớn lao này, các thế hệ trẻ của Phạm Tộc càng biết ơn các anh khi được sống, học tập và công tác trong hòa bình như hôm nay.

Mỗi cuộc chiến qua đi, gia đình, người thân, quê hương, dòng họ lại chào đón các anh trở về. Có người còn khỏe mạnh, có người còn mang theo những thương tật mãi mãi. Thật đau lòng hơn khi người thân, gia đình ngóng đợi mòn mỏi trong nước mắt, sự xót xa quặn thắt trong lòng để rồi đón hung tin khi biết các anh vĩnh viễn không trở về. Có anh đến nay vẫn còn để lại thân xác nơi núi cao sông sâu. Mong các anh khôn thiêng mách bảo để gia đình, người thân được đón các anh về với đất mẹ.

Nhân dịp 27-7-2022, dòng họ xin gửi lời tri ân thành kính tới các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thương binh, bệnh binh, các anh bộ đội Cụ Hồ. Chúc các anh luôn tràn đầy sức khoẻ, niềm vui và hạnh phúc.

Dòng họ cũng xin đặc biệt tri ân các anh hùng liệt sỹ - các anh đã quên mình chiến đâú và đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do, vì sự bình an của Tổ quốc, quê hương, xóm làng hôm nay.

Kính chúc cho hương hồn các anh thanh thản nơi chín suối trước những đóng góp đầy ý nghĩa của các anh cho quê hương, đất nước.

                Ngày 27 tháng 7 năm 2022

                 Thay mặt ban khánh tiết

                     Phạm Anh Tuấn

 

Dưới đây là các anh hùng liệt sỹ

1. Liệt sỹ Phạm Văn Thích (1907 – 1947) – Chi 3

Cụ Phạm Văn Thích

 

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cụ Phạm Văn Thích tham gia lực lượng bảo vệ (công an xã). Khi thực dân Pháp về làng xây lô cốt, bốt, cụ bị bắt giữ và bị tử hình tại Bốt Giá (Yên Sở, Hoài Đức). Trước khi cụ bị tử hình 1 ngày, quân Pháp (đang đóng tại bốt Lai Xá) yêu cầu nộp tiền chuộc là 3.000 đồng tiền Đông Dương. Chúng hẹn sáng hôm sau vào Bốt giá để đón cụ về. Nhưng khi gia đình vào Bốt Giá để đón cụ thì hay tin cụ đã bị tử hình chiều hôm trước. Khi gia đình đưa thi thể cụ về nhà thì quân Pháp đã cho người vào nhà cụ phá nhà tại xóm 5 thôn Lai Xá để lấy gạch bìa mang ra xây Lô cốt tại sân Đình quán lúc đó.  Cụ Phạm Văn Thích được nhà nước truy tặng huy chương kháng chiến năm 2005 và phong tặng và công nhận là liệt sỹ năm 1959.

Cụ Phạm Văn Thích

 

Cụ Phạm Văn Thích

 

2. Liệt sỹ Phạm Như Giáp (1924 – 12/8/1949) – Chi 2

Cụ Phạm Như Giáp

 

Cụ Phạm Như Giáp sớm tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi chúng về làng Lai Xá. Trong khi chống lại cuộc càn quét của quân Pháp, cụ đã anh dũng hy sinh tại khu vực Đồng Bàn (khu cánh đồng Lai Xá giáp ranh với cánh đồng xã Di Trạch). Cụ được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sỹ năm 1950.

3. Liệt sỹ Phạm Như Xuất (1930 – 5/8/1950) – Chi 2

Cụ Phạm Như Xuất

 

Cụ Phạm Như Xuất tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi thực dân Pháp về làng Lai Xá. Trong khi chống trả cuộc càn quét của quân Pháp tại xóm 4 Lai Xá, cụ đã anh dũng hy sinh tại khu vực nhà cụ Cả Trúc. Cụ được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sỹ năm 1952.

4. Liệt sỹ Phạm Gia Phúc (1926 – 1950) – Chi 2

Cụ Phạm Gia Phúc

 

Cụ Phạm Gia Phúc (1926 – 1950) tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1945. Là cán bộ Huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông, cụ nhận được nhiều bằng khen và huân chương kháng chiến. Cụ được trao tặng huân chương kháng chiến hạng ba ngày 25 tháng 2 năm 1965. Trong khi đang đi làm nhiệm vụ tại xã Kim Chung, Hà Đông ngày 13 tháng 2 năm 1950, cụ đã anh dũng hy sinh.

Năm 1959 cụ Phạm Gia Phúc được Đảng và Nhà nước phong tặng và công nhận là liệt sỹ.

Cụ Phạm Gia Phúc

 

Cụ Phạm Gia Phúc

 

5. Liệt sỹ Phạm Văn Lợi (1944 – 1971) – Chi 2

Cụ Phạm Văn Lợi

 

Cụ Phạm Văn Lợi (1944 – 1971) sinh sống tại xã Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Cụ được tặng thưởng Huy chương chiến sỹ giải phóng ngày 1 tháng 12 năm 1975. Cụ Phạm Văn Lợi đã hy sinh và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng phong tặng và công nhận là liệt sỹ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước ngày 9 tháng 7 năm 1975.

Cụ Phạm Văn Lợi

 

Cụ Phạm Văn Lợi

 

6. Liệt sỹ Phạm Ngọc Minh (1947 – 1968) – Chi 2

Ông Phạm Ngọc Minh

 

Ông Phạm Ngọc Minh tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã anh dũng hy sinh ngày 3 – 2 ÂL tại thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

7. Liệt sỹ Phạm Gia Kim (1934 – 1969) – Chi 2

Cụ Phạm Gia Kim

 

Cụ Phạm Gia Kim nhập ngũ năm 1965, đóng quân ở binh đoàn 559. Cụ hy sinh tại mặt trận phía nam năm 1969. Cụ được nhà nước tặng thưởng huân chương chiến sỹ giải phóng, huân chương chiến công giải phóng năm 1975 và được thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng bằng Tổ quốc ghi công năm 1974.

Cụ Phạm Gia Kim

 

Cụ Phạm Gia Kim

 

Cụ Phạm Gia Kim

 

Cụ Phạm Gia Kim

 

8. Liệt sỹ Phạm Văn Quang (1948 – 1972) – Chi 5

Ông Phạm Văn Quang

 

Ông Phạm Văn Quang (1948 – 1972) là người con cả trong gia đình có bảy người con. Tháng 4 năm 1966 ông gia nhập quân ngũ và đóng quân tại đơn vị C2-d54-E267.E363-BTL Phòng không không quân. Ông hy sinh ngày 7 tháng 4 năm 1972 tại trận địa xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông được tặng thưởng nhiều giấy khen, huân chương giải phóng, huân chương kháng chiến và được Nhà nước công nhận là liệt sỹ ngày 7 tháng 4 năm 1972.

Ông Phạm Văn Quang

 

Ông Phạm Văn Quang

 

Ông Phạm Văn Quang

 

Ông Phạm Văn Quang

 

Ông Phạm Văn Quang

 

9. Liệt sỹ Phạm Văn Khung (1952 – 1972) – Chi 2

Cụ Phạm Văn Khung

 

Cụ Phạm Văn Khung nhập ngũ tháng 3 năm 1971, đóng quân ở huyện Bình Long tỉnh Bình Dương. Cụ tham gia chiến đấu tại mặt trận Đông Nam bộ và hy sinh lúc 5 giờ sáng ngày 22 tháng 9 (ÂL) năm 1972 khi đang chiến đấu chống trả đợt không kích của chiến dịch mang tên OV10 của kẻ thù.

10. Liệt sỹ Phạm Uy (1940 – 1972) – Chi 2

Cụ Phạm Uy

 

Cụ Phạm Uy

 

KỶ NIỆM TRÒN 63 NĂM ANH UY LÊN ĐƯỜNG NHẬP NGŨ 

Dạo ấy tôi mới chưa đầy 5 tuổi nên không nhớ được chút gì. Chỉ biết được ngày trọng đại này qua những dòng nhật ký của anh để trong chiếc ba lô con cóc từ núi rừng Trường Sơn trả về cho gia đình sau khi anh hy sinh. 
Trước đó hai hôm, U tôi đi dân công đắp đê quai sông Hồng ở Giày (Đan Hoài) nên tiễn anh chỉ có mấy anh chị em chúng tôi thôi. 
Ngày 26-3-1959 là đợt tuyển lính Nghiã vụ quân sự đầu tiên sau 1954. Đi cùng đợt ở làng có các anh Vỵ Hàn, Kiên Tương, Năng Nghị và anh Uy là người ít tuổi nhất (chưa đầy 18 tuổi)... - Anh Uy tuổi Tân Tỵ-1941. Năm đó mới 17 tuổi. Nên để đủ tuổi đi bộ đội, trong hồ sơ tuyển quân đã được nâng lên 1 tuổi là sinh năm 1940. 
Thầy tôi - Cụ Uyển ra tỉnh học và làm ảnh ở hiệu ảnh Phúc Lai từ năm 13 tuổi (năm 1924). Khi cụ Phúc Lai xuống Hải Phòng mở hiệu, bố tôi theo xuống đó 10 năm (thời gian này 3 nhà khoa học lớn con cụ Phúc Lai ra đời: Nguyễn Quang Riệu, Nguyễn Quang Quyền và Nguyễn Quí Đạo). Sau khi một chi nhánh của Phúc Lai khai trương ở góc đường Tràng Thi - Phủ Doãn Hà Nội là tiệm Hanoi Central Photo (số nhà 22 Tràng Thi) thì cụ Phúc Lai cử thầy tôi về làm thợ cả ở đó. Thầy tôi ở ngay trong một căn hộ trên gác 2 tiệm hình. Khi anh Uy (con trai thứ 3) đủ tuổi đi học thì thầy tôi đón từ quê Lai Xá ra học. Anh học cho tới khi tốt nghiệp trung học ở Trường Bưởi vào loại giỏi, chuẩn bị lên đại học thì đúng lúc đó U tôi ở quê bị qui địa chủ, nhà cửa ruộng vườn bị tịch thu cả nhà bị đuổi ra gian nhà bẹp (phía sau Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá bây giờ). Thương U bị thương tật 50% (Tây bắn vì can tội tiếp tế và che dấu cho Việt Minh vào năm 1951) nay lại bị hoạn nạn, anh tôi bỏ Hà Nội về quê kéo rạ Đồng Sai và ở nhà lao động giúp mẹ luôn cho tới khi nhập ngũ. Vừa rồi có thấy con cụ Lưu Trọng Lư làm bộ phim “Thương nhớ ở ai” thì hình ảnh cu Tốn con mẹ Hơn địa chủ xung phong đi bộ đội năm 17 tuổi sao mà giống hoàn cảnh của gia đình tôi đến thế… 
Vào bộ đội, sau mấy tháng rèn luyện nơi thao trường, anh Uy được quân đội chọn đi học Trường sỹ quan Pháo binh (Trường 400) ở Sơn Tây. 
Năm 1963 tốt nghiệp hạng ưu với quân hàm thiếu úy, anh được giữ làm cán bộ giảng dạy. Khi Trường sỹ quan Cao xạ và Tên lửa (Trường 300) được thành lập, anh là lớp cán bộ “khai sơn phá thạch” đầu tiên đào tạo sỹ quan Pháo cao xạ của QĐNDVN. 

TƯỞNG NIỆM TRÒN 50 NĂM ANH UY HY SINH 

Đầu 1971, anh Uy là thành viên trong đoàn 17 sỹ quan của Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) đi khảo sát dọc Trường Sơn (theo đường dây 559) để tìm ra cách đánh B-52. Sau hơn một năm lăn lộn ở các trọng điểm đánh phá ác liệt nhất mà anh không làm sao. Hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở ra Bắc thì ngày 15/5/1972 anh Uy bị trúng bom bi ở Bệnh viện dã chiến bởi máy bay Mỹ ở núi rừng Trường Sơn (nơi anh đang điều trị sốt rét ác tính). Anh bị hôn mê tới 4 ngày mới mất. Nhưng vì tránh húy kỵ ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch (19/5) nên người ta lấy ngày bị bom là ngày hy sinh... 
Tính đến 19/5 năm nay là tròn 50 năm anh đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân cho tổ quốc. Cách đây 2 năm, PGS-TS Nguyễn Văn Huy, người đã cộng tác với Bộ Quốc Phòng xây dựng bảo tàng thời Chiến tranh chống Mỹ cho chúng tôi biết, sự đóng góp của anh Uy trong đoàn khảo sát ở Trường Sơn năm 1971-1972 đó đã góp phần không nhỏ cho Trận Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội vào tháng 12/1972. 
Nhớ thương anh, ở nơi xa quê, chúng tôi thành tâm bày hoa quả tươi và chép lại những “câu thơ hay, ám ảnh, day dứt” nhất về “nỗi buồn chiến tranh” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thay cho nén tâm nhang thắp trên bàn thờ tưởng niệm anh. Năm nay nếu còn, anh vừa tròn 81.
Nhớ lại sự kiện đón anh Uy từ NTLSTS về cánh đồng làng 46 năm trước. Buổi chiều hai người anh cuả tôi đóng giả làm người hành hương tới thăm nghiã trang. Lúc đó Nghiã trang Trường Sơn mới hình thành nên còn sơ sài lắm. Sau khi xác định được chính xác vị trí, các anh đã đi thắp hương, khấn, xin phép không thiếu một đồng đội nào hiện diện ở nghiã trang để xin cho anh tôi được hồi hương. Sau đó hai người ra rừng nghỉ ngơi, ăn cơm nắm chờ nửa đêm thì đột nhập tiến hành công việc. Lật được cái nấm bê tông xây bên trên, không có gì là khó, móng nông choèn, lối đi chưa có lát gạch đá gì. Nhưng khi vừa hết thép xẻng đầu tiên thì, ôi thôi, cơ man nào là kiến lửa bu vào "tấn công", khiến hai anh em phải thay nhau mỗi người đào dăm ba phút lại phải nhảy ra vuốt mặt, tay chân, dũ quần áo gạt kiến... thảo nào trong giấc mơ, mẹ tôi nói về sự "vui" mà không "yên" cuả anh tôi là như vậy. 
Mãi tới hơn 3 giờ sáng thì mới gói xong mẩu xương cuối cùng cho vào ba lô.... mang ra cánh rừng để lần về bờ Bến Hải. Lạ thay, khi vừa vượt qua hàng rào (lưới B-40) thì có một con hươu rất to sừng sững đứng chắn giữa đường mòn ngay trước mặt. Như phản xạ cuả những người lính (thời chiến) anh rể tôi rút khẩu K59 (anh là sỹ quan quân đội) định bắn, nhưng anh trai tôi đã kịp thời ngăn lại "đừng... biết đâu nó ra chào... tạm biệt anh chúng mình đấy!"
Vừa dứt lời thì chú hươu ngửa cổ be lên 3 tiếng và lững thững nhường đường cho hai người đi.... Ra tới bờ sông đã gặp ngay chiếc cam nhông cuả bộ đội đi lấy quân trang cho đi nhờ ra Đồng Hới. Vừa xuống xe lại gặp ngay một xe tải khác từ Đồng Hới đi Vinh (Đầu 1976 đường tàu Thống nhất chưa thông). Vào ga Vinh thì cũng là lúc chuyến tàu đi Hà Nội đang từ từ chuyển bánh... Chuyến "mã hồi" vì thế chỉ có một ngày một đêm là tới ga Hàng Cỏ rồi. Nghe hai anh tôi kể lại chuyện con hươu và chuyến đi may mắn đã lâu, tưởng đâu đã rơi vào quên lãng, nay thấy anh Chiến tả "bầy hươu bị săn đuổi" trong bài thơ lại còn "gác sừng lên người bạn vô danh" đã làm tôi thực sự xúc động. 

Cụ Phạm Uy

 

Cụ Phạm Uy

 

Cụ Phạm Uy

 

Xin phép nhà thơ Nguyễn Việt Chiến được post bài thơ đó lên đây để mọi người cùng thưởng lãm. Với niềm tin một bài thơ đặc sắc như thế sẽ sống mãi trong lòng độc giả, dù nó có thể bị qui chụp, vùi dập hay vô tình, vô cảm cuả bất kỳ ai... 

1
Chúng đã ngủ cả rồi
những con hươu bị bóng đêm săn đuổi
chúng đang gác cặp sừng lên vầng trăng cuối tháng
rồi nằm mơ về một cánh rừng
không có thuốc đạn và súng săn

Họ đã ngủ cả rồi
những người lính bị chiến tranh săn đuổi
họ nằm mơ gặp lại bầy hươu
gác sừng lên người bạn vô danh
trên cánh rừng đã chết

Chỉ còn lại vầng trăng và giấc ngủ
chỉ còn lại dấu vết cuối cùng của bầy hươu bị săn đuổi
chỉ còn lại câu thơ thầm lặng
về những người đã ra đi

Chỉ còn lại những gì không còn lại
bởi người đau đớn nhất sau chiến tranh
không ai khác ngoài mẹ của chúng ta
những đứa con không trở về
hoà bình dưới mưa phùn
được đắp bằng cỏ non và nước mắt

2
Đêm đêm
những người con ngỡ đã đi thật xa
đang lặng lẽ trở về
họ lẫn vào gió vào sương đêm
không cần an ủi
họ chẳng ồn ào như lời ca sôi sục ngày ra đi

Họ còn nguyên tuổi trẻ
những người lính chưa tiêu phí một xu mơ ước
chưa tiêu hoài một đồng thanh xuân

Họ trở về tìm lại
trang sách học trò đêm đêm còn thao thức
trên cánh đồng tiếng Việt ngàn năm

Mẹ lại thấy chúng con về
như cánh cò tuổi thơ lưu lạc
đã bao ngày phải xa rời thôn ổ yêu thương
chúng con trở về tìm lại
giọt nước mắt xót xa và đắng cay của mẹ

Một bên là núi sông ngăn cách
còn bên kia là bóng đêm chiến tranh
vẫn biết đạn bom không có mắt
vẫn biết hận thù không thể phân biệt nổi
đâu là hoa sen và đâu là bùn tối
nhưng các anh vẫn phải ra đi

Các anh phải ra đi
lời ru chùa Tây Phương
những La Hán mặt buồn
người thợ mộc xứ Đoài
lấy thân xác hom hem của mình làm mẫu vẽ
ba mươi sáu dẻo xường sườn
réo rắt tấu lên bản đàn tam thập lục
người gẩy đàn thì đau đớn
mà bản nhạc viết cho đàn lại reo vui

3
Mẹ đã sống dưới mưa phùn ảm đạm
những ngày dài nghèo đói quắt quay
Mẹ thiếu sữa sinh đứa con thiếu tháng
Tổ quốc xanh xaoTổ quốc hao gầy

Mẹ có mặt trong dòng người nhẫn nại
lặng lẽ xếp hàng từ mờ sớm tới đêm hôm
Mẹ lần hồi thời cơm tem gạo phiếu
nuôi lớn những người con
rồi gửi tới chiến trường

Mẹ đã khóc lúc rời ga Hàng Cỏ
những đoàn tầu hun hút tuổi hai mươi
một thế hệ hồn nhiên không biết chết
chưa từng yêu khi gục ngã cuối trời

Mẹ ở lại với sông Hồng tần tảo
áo phù sa lam lũ tháng ngày
câu quan họ cất trong bồ thóc cũ
sông Cầu trôi như một tiếng thở dài...

4
Tàu xuyên đêm
tiếng gió xé bánh xe lăn quần quật
đêm nay họ trở lại một thời gian lao
đường vào Nam hun hút những chuyến tầu
máu rất đỏ tuổi hai mươi nằm lại

Câu hát bảo:
tuổi hai mươi những người đi trẻ mãi
câu thơ bảo:
đất nước hình cánh võng mẹ ru ta
và ở hai đầu đêm võng mắc dọc rừng già
trăng cũng sốt rét rừng như ta sốt
trăng mất máu như bạn ta thủa trước
dọc cánh rừng na-pan

Sông Thạch Hãn
nước mùa này còn ấm
và các anh trong suốt
những người hy sinh thời gian lao

Mây Quảng Trị
mùa này vẫn một mầu huệ trắng
trên Cổ Thành
như ngày các anh ngã xuống
những người hy sinh thời gian lao

Và mưa gió Trường Sơn
mùa này vẫn tắm gội
những người con nằm lại
thời đất nước gian lao

Những cánh rừng cuối thu ngủ dưới mưa phùn
đất nước tôi những người nằm trong đất
chất phác như bùn hồn nhiên như cỏ
buồn đau không còn thở than

Những ngọn sóng đất đai lưu giữ mọi thăng trầm
người chép sử ngàn năm là bùn đất
kiên trì và nhẫn nại
máu của người là mực viết thời gian.
Nguồn: Phạm Cường

11. Liệt sỹ Phạm Trí Oai (1952 – 1972) - Chi 6

Cụ Phạm Trí oai

 

Cụ Phạm Trí Oai (1952 – 24.6.1972) nhập ngũ tháng 8 năm 1971 và đóng quân tại đơn vị c5.d5.E24.F3021. Cụ được tặng thưởng huân chương chiến sỹ giải phóng năm 1975 và huân chương chiến công năm 1976. Cụ đã hy sinh tại Mặt trận phía nam. QK4.

Cụ Phạm Trí oai

 

Cụ Phạm Trí oai

 

Cụ Phạm Trí oai

 

12. Liệt sỹ Phạm Văn Đốm (1952 – 1972) – Chi 6

Ông Phạm Văn Đốm

 

Ông Phạm Văn Đốm nhập ngũ và vào chiến trường chiến đấu tại tỉnh Quảng Trị. Ông hy sinh tại khu vực sông Thạch Hãn, địa phận tỉnh Quảng Trị ngày 28 tháng 8 năm 1972. Ông được nhà nước tặng huân chương chiến công giải phóng hạng ba ngày 18 tháng 12 năm 1975. Ông đã lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống Mỹ cứu nước.

Ông Phạm Văn Đốm được thủ tướng Phạm Văn Đồng phong tặng danh hiệu liệt sỹ ngày 19 tháng 11 năm 1974.

Ông Phạm Văn Đốm

 

Ông Phạm Văn Đốm

 

13. Liệt sỹ Phạm Văn Thực (1952 – 9/1/1973) – Chi 2

Cụ Phạm Văn Thực

 

Cụ Phạm Văn Thực nhập ngũ tháng 8 năm 1971, đóng quân tại đơn vị: C2.D18.E38.F2. Cụ đã anh dũng hy sinh khi đang tham gia chiến đấu tại địa bàn thuộc huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam.

Cụ Phạm Văn Thực được Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam tặng: Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng ba, huân chương chiến công giải phóng hạng ba. Hội đồng nhà nước – nước CHXHCNVN tặng cụ: Huân chương kháng chiến hạng ba. Cụ được Nhà nước phong tặng danh hiệu liệt sỹ ngày 29 tháng 8 năm 1974 (số: NT496B).

14. Liệt sỹ Phạm Văn Thịnh (1958 – 1978) – Chi 5

Ông Phạm Văn Thịnh

 

Ông Phạm Văn Thịnh (1958 – 1978) đóng quân tại Trung đoàn 822, sư đoàn 35. Ông đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ông được thủ tướng chính phủ Phạm Ván Đồng phong tặng và công nhận là liệt sỹ năm 1978.

Ông Phạm Văn Thịnh

 

Ông Phạm Văn Thịnh

 

15. Liệt sỹ Phạm Đình Quán (1931 – 1988) – Chi 6

Ông Phạm Đình Quán

 

Ông Phạm Đình Quán (19.3.1931 – 17.1.1988) là con của cụ Phạm Thạch và là người con thứ ba trong  gia đình. Ông là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam. Khi hy sinh, ông tròn 40 năm tuổi Đảng. Ông giữ chức vụ Vụ trưởng ban Tổ chức trung ương. Năm 1987 – 1988 ông công tác tại ban Tổ chức trung ương và đi công tác tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Ông hy sinh tại Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, hưởng thọ 57 tuổi. Ông được Đảng và Nhà nước phong tặng và công nhận liệt sỹ năm 1988. Ông được tặng thưởng Huân chương chống Pháp hạng ba, huân chương chống Mỹ hạng một và huân chương Hữu nghị do Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào trao tặng.

Ông Phạm Đình Quán

 

  Ông Phạm Đình Quán

 

Ông Phạm Đình Quán

 

Ông Phạm Đình Quán

 

16. Liệt sỹ Phạm Gia Thắng (1952 - 1972) - Chi 2

1

Ông Phạm gia thắng nhập ngũ tháng 8 năm 1971, đóng quân tại đại đội 9 tiểu đoàn 3 thuộc Kon Tum. Ông tham gia chiến trường đánh Mỹ và hy sinh ngày 25 tháng 5 năm 1972 tại Mặt trận phía Nam và được đơn vị mai táng tại Nghĩa trang mặt trận. Ông được nhà nước tặng thưởng Huy chương chiến sỹ vẻ vang.

1

 

1

 

17. Liệt sỹ Phạm Như Hạnh (1940 – 1968) – chi 2

1

 

2

 

18. Liệt sỹ Phạm Như Bảy (Bẩy) (1944 – 1986) – Chi 2

1

 

2

 

19. Liệt sỹ Phạm Như Vũ (1955 – 1973) – Chi 2

20. Liệt sỹ Phạm Văn Quảng (1928 - 8/7/1952) - Chi 2

21. Liệt sỹ Phạm Văn Thục (...-...) - Chi 5