- 53 lượt xem
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và bản sắc của dân tộc Việt Nam
Chống ngoại xâm là hoạt động do một nhà nước, một dân tộc, một cộng đồng tiến hành chống lại sự thống trị, thôn tính của nước ngoài nhằm giành lại hoặc bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong lịch sử dựng và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc chống xâm lược như các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc; các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán, Tống, Nguyên - Mông, Minh, Thanh; cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm; các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ. Từ thực tiễn các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược trải dài hàng nghìn năm ấy, Trần Văn Giàu đã đúc kết, khái quát thành một giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc việt Nam.
Trước hết, Trần Văn Giàu khẳng định lịch sử Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. “Bắc phương có bao nhiêu triều đại phong kiến lớn, thì có bấy nhiêu lần họ ra sức phát đại quân đi xâm chiếm Việt Nam, thậm chí có triều đại dám chịu đến ba lần đại bại mới tởn”. Trong thời kỳ Bắc thuộc hơn một nghìn năm “được điểm bằng không biết bao nhiêu là cuộc khởi nghĩa vũ trang …nhằm đánh đuổi quân đô hộ ngoại bang và khôi phục nền độc lập tự chủ”. Trong thời kỳ khôi phục nền độc lập tự chủ kể từ khi Ngô Quyền tiêu diệt đại quân của Hoằng Thao trên sông Bạch Đằng trở đi, “dân tộc Việt Nam phải đương đầu gian khổ, ác liệt với quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh”. Đến thời kỳ cận đại và hiện đại thì “ba tên trùm đế quốc thực dân nối tiếp nhau đặt ách thống trị trên đất nước ta: Pháp, Nhật, Mỹ”.
Sau khi điểm lại các cuộc chiến tranh xâm lược, tác giả nhấn mạnh tất cả kẻ thù của Việt Nam đều là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh. “Mỹ, Nhật, Pháp, Thanh, Minh, Tống, Đường, Hán, Tần đều to lớn hơn Việt Nam ta gấp bội”. Hầu hết các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến của nhân dân Việt Nam thường phải tiến hành trong thời gian dài và vô cùng gian khổ. Trừ một số cuộc kháng chiến giành được thắng lợi thần tốc như cuộc đánh quân Nam Hán của Ngô Quyền, chống quân Tống của Lê Hoàn, cuộc chống Thanh của Nguyễn Huệ, còn lại đều phải tính đơn vị hàng chục năm. Cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Minh kéo dài 20 năm, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp lần thứ nhất kéo dài hơn 80 năm, lần thứ hai kéo dài 9 năm, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ mất đến 20 năm.
Trước các thế lực xâm lược “to lớn hơn Việt Nam ta gấp bội”, cho nên - tác giả nhận định: “các nhà lãnh đạo dân tộc ta xưa nay đều phải ra sức động viên đông đảo nhân dân tham gia kháng chiến, cứu nước. Và trong phần nhiều các lần kháng chiến đều có đông đảo nhân dân chiến đấu tích cực bằng vô số những hình thức khác nhau. Đó là chiến tranh nhân dân. Chiến tranh nhân dân giải phóng chắc chắn đã nhào luyện tâm hồn con người, con người yêu nước ở vào cái thế phải lấy sức mạnh của tinh thần, của trí tuệ, của đạo đức để mà bù vào chỗ ít quân, ít của, ít trang bị, hẹp đất đai”. Chiến tranh nhân dân trở thành một quy luật trong hoạt động chống xâm lược của dân tộc Việt Nam xuyên suốt các thời kỳ lịch sử.
Mặc dù cho rằng “lịch sử dân tộc Việt Nam là một chuỗi dài các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm” và tất cả kẻ thù “đều to lớn hơn Việt Nam ta gấp bội”, nhưng trong tác phẩm của mình, Trần Văn Giàu khẳng định: “người Việt Nam quyết không chịu bị đồng hóa, quyết không để nước mình biến thành quận huyện của nước người”. Theo ông, không chỉ đất nước có giao tranh, cả trong thời kỳ hòa bình giữa các cuộc chiến, người Việt Nam vẫn phải thường xuyên đối diện với cuộc đấu tranh chống sự xâm lăng về văn hóa, tinh thần. Đó là cuộc đấu tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, nhiều khi rất âm thầm, tinh vi. Trong khi bị kẻ thù thống trị, nô dịch, người dân Việt Nam phải kiên trì bám đất bám làng, gìn giữ phong tục tập quán, tôn vinh thờ phụng các anh hùng cứu quốc dù thành công hay thất bại trong đại nghiệp giữ nước. Không phải chỉ có trong những lần vũ trang khởi nghĩa hay kháng chiến, mới có sự huy động tinh thần dân tộc. Giữa hai cuộc khởi nghĩa ở thời Bắc thuộc, giữa hai lần chống xâm lăng ở thời kỳ độc lập lâu dài, cuộc sống của người Việt Nam cũng thường bị chi phối bởi yếu tố bảo vệ dân tộc, trước thì bảo vệ cho khỏi bị hóa thành Hán tộc, sau thì bảo vệ cho biên cương khỏi bị lấn át, lãnh thổ khỏi bị cắt xén, cho nhân dân được cày ruộng, dệt vải trong hòa bình lâu dài.
Có thể nói, những luận điểm về truyền thống chống ngoại xâm thể hiện trong tác phẩm Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam của Trần Văn Giàu được hình thành dựa trên cơ sở những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mac – Lenin và đường lối quốc tế cộng sản về cách mạng giải phóng dân tộc; trên cơ sở nhận thức về lịch sử, tính cách người Việt Nam và những trải nghiệm thực tiễn trong phong trào đấu tranh cách mạng diễn ra sôi sục trong nửa đầu thế kỷ XX mà ông là một chứng nhân trực tiếp. Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm hầu như diễn ra liên tục “đã in một dấu ấn rất sâu vào các đức tính, các giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam”. Các giá trị ấy được ông biện giải một cách chân thực, sắc sảo, từ việc rút ra những quy luật về tương quan lực lượng, về nội dung và phương thức tiến hành đấu tranh, về sức sống mãnh liệt của tinh thần và bản sắc Việt Nam trước mọi âm mưu đồng hóa của các thế lực xâm lược xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử. Những luận điểm nêu trên không chỉ là một tổng kết thực tiễn, mà còn chứa đựng những định đề còn nguyên tính thời sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay! ( Pgs, Ts Hồ Sơn Đài)
Rõ ràng lịch sử dân tộc Việt Nam là một chuỗi dài các cuộc đấu tranh không chỉ chống ngoại xâm mà còn là chống nội xâm. Đó cũng là chuỗi dài cuộc đấu tranh giữa mặt tốt và mặt xấu trong bản tính ích kỷ của con người Việt Nam.
Trong những năm bị đô hộ, dưới áp lực của giáo dục của ngoại bang, giáo dục gia đình Việt Nam vẫn phát triển theo hướng tích cực và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia đình Việt Nam. Lịch sử chứng minh rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh). Dân tộc Việt Nam không bao giờ bị ngoại bang đồng hóa, khuất phục và luôn sản sinh ra những con người kiệt xuất, tài năng đức độ. Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ái Quốc… là những con người như vậy.
Tại Việt Nam, sau cuộc chiến tranh chống Mỹ và thống nhất đất nước, tính ích kỷ của hàng loạt cán bộ lãnh đạo đã diễn biến từ tích cực sang tiêu cực dẫn tới thực trạng thoái hóa biến chất, tham nhũng, tiêu cực tràn lan ảnh hưởng rất xấu đến sự phát về mọi mặt của đất nước. Giáo sư Trần Ngọc Thêm đã phải thốt lên: “Giáo dục Việt Nam đang hỏng”. Cũng trong thời gian đó nội bộ hàng ngũ lãnh đạo diễn ra cuộc chiến giữa xu hướng tiêu cực và tích cực của bản tính ích kỷ trong con người họ. Nhờ có truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia đình xu hướng tích cực đã sản sinh ra những con người như Nguyễn Phú Trọng. Bằng tài năng, đức độ họ đã loại bỏ những kẻ cơ hội, ich kỷ cá nhân trong hàng ngũ lãnh đạo, phát động và tổ chức thắng lợi chiến dịch chống tham nhũng tiêu cực, xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và đạt được những thành tựu to lớn. 35 năm đổi mới ở Việt Nam là giai đoạn lịch sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện và triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thực hiện thành công. Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có bước phát triển mới; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được củng cố; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đúng như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Trên thế giới, những cuộc chiến tranh thế giới đã qua và cuộc chiến tại Ukraine hiện nay cho thấy xu hướng tiêu cực trong bản tính ích kỷ của loài người trên thế giới ngày càng tăng. Quá chú trọng vào đào tạo và coi thường thậm chí phủ nhận vai trò của giáo dục, tài năng, bản lĩnh của con người ngày càng cao, kinh tế ngày càng phát triển nhưng sự khác biệt về bản tính giữa con người và con thú ngày càng thu hẹp lại.
Hoàn toàn có cơ sở để nói rằng Việt Nam là quốc gia luôn luôn “biết mình biết người”, biết kế thừa những tinh hoa của nhân loại, biết phát huy những gì tốt đẹp để lấn át những xấu xa tiêu cực trong bản tính của con người làm cho bản tính giữa con người và con thú ngày càng khác biệt. Gác lại quá khứ hướng tới tương lai, Việt Nam chủ trương làm bạn với mọi quốc gia trên thế giới. Việt nam hiểu rằng biết thương yêu, bảo vệ nhau, không còn thù ghét, tận diệt nhau, loài người mới có thể sống an yên trong hạnh phúc.
Phạm Đức Nhuận